Nhịn ăn gián đoạn là một phương pháp ăn uống phổ biến, được sử dụng nhằm giảm cân và điều trị tiểu đường. Và trải nghiệm cá nhân của mình với phương pháp này là nó không khó, không đáng sợ và “phản khoa học” như mình vẫn nghĩ.
Đồng thời, khả năng tập trung và năng lượng được cải thiện rất nhiều, dĩ nhiên là về body nữa.
Ở cuối bài viết, Hiệp có video tóm tắt lại bài viết này và chương trình giúp mọi người nhịn ăn gián đoạn để giảm cân và cải thiện gan nhiễm mỡ, mỡ máu và tiểu đường một cách hiệu quả, dễ dàng, tiết kiệm thời gian như Hiệp đã từng làm.
Nhưng trước tiên hãy tìm hiểu kỹ về nó đã!
Định nghĩa nhịn ăn gián đoạn là gì?
Nhịn ăn gián đoạn (intermittent fasting), gọi tắt là IF đơn giản chỉ là chia ngày thành hai phần, một phần để ăn uống và một phần để nhịn ăn, chỉ uống nước trắng, hoặc trà, cafe đen (ít sữa cũng được nhưng không khuyến khích).
Có thể có nhiều chu kỳ nhịn ăn trong ngày và thời gian nhịn ăn có thể kéo dài đến vài ngày tuỳ mục đích.
Có nhiều cách nhịn ăn gián đoạn, nó sẽ tuỳ vào việc có phù hợp với lịch trình sinh hoạt và chính bản thân của bạn hay không? Theo mình đây không phải là một phương pháp nhịn ăn kham khổ tuyệt thực.
Nếu bạn làm thấy bức bối khó chịu, đói đau đói đớn hoặc có một số tác dụng không mong muốn thì tức là bạn đã làm sai hoặc phương pháp này không phù hợp với bạn.
Như mình thực hiện nhịn 20 tiếng mỗi ngày, mình cảm thấy năng lượng, làm việc tập trung hơn.
Tóm lại mình cảm thấy việc nhịn ăn nó sướng hơn khi mình ăn. Dĩ nhiên là 2 3 ngày đầu thì nó cũng có đôi chút khó chịu vì sự thay đổi này, nên nếu có hơi khó chịu thì cũng là chuyện bình thường mọi người nhé.
Nếu mọi người còn nghi ngờ gì về phương pháp này thì hãy xem ngay bài viết bên dưới.
7 Hiểu Lầm Phổ Biến Khi Nhịn Ăn Gián Đoạn Ảnh Hưởng Đến Sức Khoẻ
Có bao nhiêu phương pháp nhịn ăn gián đoạn?
Có nhiều phương pháp nhịn ăn gián đoạn lắm, có thể chia ra như:
- Phương pháp nhịn ăn gián đoạn 16/8: Bạn ăn trong khoảng thời gian 8 giờ trong ngày và nhịn ăn trong 16 giờ còn lại
- Mô hình nhịn ăn 20H: Bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24 giờ. Có thể làm mỗi ngày (warrior diet) hoặc ngày nhịn ngày nghỉ (eat-stop-eat). Hoặc ngon nữa thì nhịn lên 36H. Nhịn càng lâu thì giảm cân càng nhanh.
- Mô hình 5/2: Bạn ăn bình thường trong 5 ngày trong tuần và chỉ ăn 500-600 calo mỗi ngày trong 2 ngày còn lại
- Mô hình Alternate-day fasting: Bạn ăn bình thường trong ngày lẻ và chỉ ăn khoảng 500-600 calo trong ngày chẵn
Bạn có thể làm quen bằng mô hình 16/8, cho phép mình ăn trong khoảng 12 giờ trưa đến 8 giờ tối, và sau đó nhịn ăn trong 16 giờ còn lại.
Hiệu quả sẽ không cao vì chỉ là nhịn ăn sáng thôi mà nhưng đây là một khởi đầu hoàn hảo.
À mà bạn có nhận ra là có những buổi sáng (với mình là đa số), mình không thấy đói nhưng phải cố ăn vì nghĩ là ăn để có sức không? Bây giờ đổi lại đi, không đói thì không ăn sáng. Không sao cả.
Lưu ý: Nếu bạn đang bị tiểu đường nhưng muốn thử phương pháp nhịn ăn gián đoạn, bạn bắt buộc phải hỏi ý kiến bác sĩ và kiểm tra đường huyết của bạn thường xuyên.
Lý do đơn giản là nếu bạn đang bị tiểu đường type 2, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm insulin cho bạn. Bạn nhịn ăn thì insulin còn giảm nữa và điều đó là rất NGUY HIỂM.
Hoặc nếu bạn đang có vấn đề về tiêu hoá, bạn cũng nên tham khảo BS nha.
Cơ chế khoa học nào giúp giảm cân và cải thiện tiểu đường? Hãy cùng tiếp tục phần tiếp theo.
Nhịn ăn gián đoạn giúp giảm cân và cải thiện tiểu đường nhờ cơ chế nào?
Không phải calo mà chính INSULIN và sự kháng INSULIN là nguyên nhân gây béo phì, còn tiểu đường thì mọi người đã quá rành về INSULIN rồi. Nhưng về cơ bản, khi nhịn ăn, cơ thể bạn sẽ lấy mỡ tích trữ tạo năng lượng, điều đó giúp bạn giảm cân.
Tất cả mọi kiến thức đều nằm trong cuốn sách này, nếu có điều kiện mọi người mua về tham khảo kỹ hơn. Sách được bác sĩ Jason Fung viết với những dẫn chứng bằng nghiên cứu khoa học rất thuyết phục.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu, mời bạn mua sách của BS này tại TIKI bản quyền để nhận ưu đãi lên đến 30% và ủng hộ tác giả! Mình chỉ chia sẻ chứ không phải mục đích bán sách để kiếm sống các bạn nhé.
Xem trên TIKIRồi, đơn giản là phương pháp này giúp bạn giảm SỰ KHÁNG INSULIN. INSULIN và sự kháng INSULIN là gì và tại sao nó gây tăng cân và tiểu đường?
Bạn hãy tham khảo chi tiết trong bài viết Insulin và đề kháng insulin là gì?
Chia sẻ với mọi người trải nghiệm cá nhân của mình là khi mình nhịn luôn, mình lại không cảm thấy đói quằn quại. Nhưng khi mình nạp một tý calo (ở đây là mình uống ly cafe sữa) thì mình lập tức đói râm ran.
Kiểu là có tý calo mồi là cơ thể lập tức đòi ăn, mình suy luận rằng ăn kiêng cũng vậy, bạn càng ăn ít, dù để giảm lượng calo tiêu thụ thì cơ thể sẽ báo đói để bạn ăn nhiều hơn. Ăn vặt lại càng đói. Vòng xoáy bất tận.
Tác dụng của nhịn ăn gián đoạn
Nói có sách mách có chứng, dưới đây là những nghiên cứu về phương pháp nhịn ăn gián đoạn có thể giúp giảm cân và cải thiện tiêu đường hiệu quả. Ngoài ra còn rất nhiều tác dụng và lợi ích tích cực khác.
- Giảm cân và duy trì cân nặng hiệu quả: Nhịn ăn là ông nội luôn của ăn kiêng rồi nên mình không giải thích dông dài nữa nhưng tại sao nhịn ăn gián đoạn lại hiệu quả hơn ăn kiêng? Ăn kiêng cũng để giảm lượng calo vào, để cơ thể thiếu calo sẽ tiêu bớt mỡ thừa mà?
- Nhưng nếu ăn kiêng hiệu quả thì mọi người đã không khổ sở vì giảm cân như thế.
- Điều mà các phương pháp ăn kiêng không có là cải thiện độ nhạy insulin.
- Intermittent fasting interventions for treatment of overweight and obesity in adults: a systematic review and meta-analysis
- Alternate day fasting for weight loss in normal weight and overweight subjects: a randomized controlled trial
- The effects of intermittent or continuous energy restriction on weight loss and metabolic disease risk markers: a randomized trial in young overweight women
- Intermittent versus daily calorie restriction: which diet regimen is more effective for weight loss?
- The effects of intermittent fasting on human and animal health
- Obesity and insulin resistance: a review
- Insulin resistance, obesity, and metabolic syndrome: epidemiologic evidence and underlying mechanisms
- Cải thiện tình trạng tiểu đường: Nhịn ăn gián đoạn có thể cải thiện tình trạng tiểu đường bằng cách giảm mức đường trong máu và tăng khả năng điều hòa đường huyết.
- Fasting plasma glucose and incidence of diabetes: A meta-analysis of prospective cohort studies
- Intermittent Fasting: The Choice for a Healthier Lifestyle
- Intermittent Fasting: A Heart Healthy Dietary Pattern
- Effects of Intermittent Fasting on Health Markers in Those with Type 2 Diabetes: A Pilot Study
- Alternate Day Fasting for Weight Loss in Normal Weight and Overweight Subjects: A Randomized Controlled Trial
Lưu ý rằng việc tìm hiểu các nghiên cứu và tư vấn với các chuyên gia y tế là rất quan trọng trước khi quyết định thực hiện chế độ ăn uống nhịn ăn gián đoạn để điều trị tiểu đường.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: làm giảm khả năng phát triển các bệnh lý liên quan đến tim mạch, chẳng hạn như bệnh cao huyết áp và bệnh mạch vành.
- “Intermittent Fasting: A Heart Healthy Dietary Pattern?” – Nghiên cứu này đăng trên tạp chí American Journal of Lifestyle Medicine, tập trung vào các ảnh hưởng của nhịn ăn gián đoạn đến sức khỏe tim mạch.
- “Effects of intermittent fasting on health markers in those with type 2 diabetes: A pilot study” – Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí World Journal of Diabetes, tập trung vào ảnh hưởng của nhịn ăn gián đoạn đối với các chỉ số sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
- Tăng cường khả năng tập trung và trí nhớ: Khi bạn nhịn ăn, cơ thể sẽ sản xuất các chất sử dụng năng lượng khác nhau để duy trì các hoạt động cần thiết của cơ thể. Điều này có thể cải thiện chức năng tế bào và giúp chúng hoạt động tốt hơn.
- Tăng sức đề kháng: Khi bạn nhịn ăn, cơ thể sẽ sử dụng các nguồn năng lượng dự trữ để tạo ra các chất sử dụng năng lượng khác nhau, bao gồm các chất chống oxy hóa có tính chất kháng viêm. Điều này giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Tăng độ bền: Khi bạn nhịn ăn, cơ thể sẽ sử dụng các nguồn năng lượng dự trữ để duy trì các hoạt động cần thiết, từ đó tăng khả năng chịu đựng và tăng cường sức khỏe.
- Tăng cường sức khỏe tâm lý: Khi bạn nhịn ăn gián đoạn, cơ thể sẽ sản xuất hormone giảm stress và tăng cường tâm trạng tích cực. Mình sẽ có một bài viết nói về trải nghiệm thực tế của mình ở tác dụng này
Lưu ý rằng, những nghiên cứu này chỉ mang tính tham khảo và không nên được xem là lời khuyên y tế chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn áp dụng chế độ ăn uống nhịn ăn gián đoạn để trị tiểu đường hay tim mạch, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ trước khi bắt đầu.
*Mục 4 – 7 mình trích từ chatGPT nha chứ không có nghiên cứu sâu. Bài này mình tập trung vào béo phì và tiểu đường thôi!
Tuy nhiên, vẫn có một số hiểu lầm và hiểu sai về chế độ này, thậm chí là thực hiện sai cách, nhiều lắm. Bạn hãy tham khảo thêm ở bài viết dưới đây nha.
5 lỗi thường gặp và cách tránh khi nhịn ăn gián đoạn
Anh chị muốn giảm cân và cải thiện gan nhiễm mỡ, tiểu đường một cách dễ dàng và tiết kiệm thời gian? Hiệp sẽ giúp anh chị từ A-Z cho đến khi có kết quả.