Insulin là gì và vòng lặp tử thần đề kháng insulin

Anh chị có thể thay đổi font chữ cho dễ xem nhé!

Trong bài viết toàn diện này, chúng ta sẽ khám phá những khía cạnh chi tiết về insulin và đi sâu vào khái niệm sự kháng insulin, qua đó đưa ra những cái nhìn sáng sủa về nguyên nhân, triệu chứng và chiến lược đảo ngược sự đề kháng insulin này.

Insulin là gì và chức năng?

Insulin là một hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh nồng độ đường trong máu.

insulin là gì

Khi một người ăn thức ăn, đường huyết tăng lên, tuyến tụy sẽ phản ứng bằng cách tiết ra insulin.

Insulin hoạt động như một chìa khóa, mở khóa các tế bào và cho phép glucose nhập vào, nơi nó được sử dụng để sản xuất năng lượng hoặc được lưu trữ để sử dụng trong tương lai.

Từ khóa: hormone insulin, tuyến tụy, trao đổi chất, đường trong máu, năng lượng.

Mặc dù insulin chủ yếu liên quan đến việc điều hòa đường huyết, nó cũng ảnh hưởng đến chuyển hóa chất béo và protein.

Đề kháng insulin là gì?

Sự đề kháng insulin xảy ra khi các tế bào trong cơ thể không phản ứng đúng với insulin, hiểu nôm na là các tế bào không chịu mở khoá cho glucose đi vào.

Khi đó, tuyến tụy tiếp tục tiết ra nhiều insulin hơn để ráng đẩy glucose vào tế bào để duy trì mức đường huyết bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng tăng nồng độ insulin trong máu và gây ra sự mất cân bằng trong quá trình chuyển hóa glucose.

Đó là mô hình kháng insulin kiểu chìa khoá – ổ khoá.

Mô hình chìa khoá – ổ khoá

Theo mô hình chìa khoá (insulin) – ổ khoá (thụ thể trên bề mặt tế bào) nói rằng glucose thì cứ lảng vảng trước cửa nhà (trong máu) mà không vào được. Bạn cứ tưởng tượng như là chìa khoá không còn vừa với ổ khoá nữa.

Giả thuyết đặt ra là chìa khoá hoạt động kém hiệu quả hơn nên cơ thể bù đắp bằng cách tạo ra nhiều chìa hơn. Do tế bào thì đói mà glucose lại dư thừa trong máu nên tuỵ sẽ tăng tiết insulin để đẩy đường vào trong tế bào nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng và cân bằng đường huyết.

Lý thuyết này nghe có vẻ OK nhưng chưa đủ sức thuyết phục. Và còn một vấn đề là do ổ khoá hay chìa khoá hư?

Nghiên cứu cho thấy chìa khoá và ổ khoá của người bình thường và kháng insulin là giống nhau. Vậy thì rốt cục, chúng ta bị kháng insulin theo cơ chế gì?

Kháng insulin làm insulin ở gan tăng, insulin chỉ dẫn gan tích trữ glucose dư thừa dưới dạng glycogen hay sản sinh mỡ mới qua quá trình tân tạo mỡ (DNL).

Nhưng nghịch lý là theo lý thuyết chìa khoá – ổ khoá ở trên, tế bào gan đang “đói” glucose thì lấy đâu glucose để tạo glycogen hay mỡ? Gan làm sao tạo mỡ mới từ glucose khi không có glucose nhưng thực tế khi kháng insulin xảy ra, quá trình tạo mỡ gia tăng.

Tốn hàng triệu $, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới vẫn bị bối rồi trước nghịch lý này cho đến khi họ nhận ra sự thiếu chính xác của mô hình chìa khoá – ổ khoá, có một cách hiểu khác là tình trạng đói bên trong của tế bào.

Vậy sẽ ra sao nếu glucose không thể vào tế bào vì bản thân tế bào đã đầy tràn glucose?

Mô hình đầy tràn

Giải thích bằng chữ thì dài, Hiệp giải thích mô hình đầy tràn này trong video bên dưới nha.

Khi sự gia tăng insulin trong máu diễn ra, glucose liên tục được đẩy vào tế bào và tới một thời điểm nào đó, tế bào đầy tràn glucose rồi thì dù insulin đang mở khoá thì tế bào cũng không thể nhận glucose nữa.

Tế bào giờ đây đã kháng insulin. Rồi cơ thể thấy glucose trong máu nhiều quá, tưởng thiếu insulin nên tiết thêm để ép glucose vào bên trong.

Ban đầu sự tăng tiết insulin sẽ đẩy bớt glucose vào tế bào nhưng qua thời gian, việc này chỉ làm mọi chuyện thêm tồi tệ hơn vì nó tạo ra sức kháng insulin mạnh hơn.

Tế không đói glucose mà ngược lại đang đầy tràn glucose. Quá trình này tự củng cố liên tự và càng ngày càng tăng, khi glucose tràn ra khỏi tế bào, đường huyết tăng lên.

Và glucose dư thừa trong tế bào sẽ thúc đẩy quá trình tạo mỡ, khi lượng mỡ mới tạo ra nhiều hơn so với lượng mỡ có thể xuất đi, mỡ bắt đầu tích tụ ở gan.

Mô hình đầy tràn đã giải thích hoàn toàn hợp lý và logic. Với vai trò là trạm dừng chân đầu tiên với các chất dinh dưỡng được tiêu hoá, gan luôn là tâm điểm của nhiều vấn đề sức khoẻ.

Nguyên nhân và triệu chứng của đề kháng insulin

OK nếu đã xem kỹ phần cơ chế thì chắc mọi người hiểu nguyên nhân chính của đề kháng insulin chính là sự gia tăng insulin liên tục. Liên tục phơi nhiễm sẽ tạo ra đề kháng cao hơn và đây là một vòng lặp lẫn quẩn không lối thoát.

Có bằng chứng khoá học không? Có ngay:

Trong nghiên cứu “Production of insulin resistance by hyperinsulinaemia in man“, người ta truyền insulin liên tục trong 40 tiếng cho 15 người trẻ tuổi khoẻ mạnh đã làm tăng 15% sự kháng insulin của họ.

Hay ở trong một thử nghiệm tương tự “Effect of sustained physiologic hyperinsulinaemia and hyperglycaemia on insulin secretion and insulin sensitivity in man“, kéo dài 69 tiếng đã làm tăng đến 20 – 40% sự kháng insulin.

Mà nguyên nhân của sự gia tăng insulin liên tục là nạp quá nhiều đường (glucose) hoặc fructose nồng độ cao.

nguyên nhân của sự gia tăng insulin liên tục dẫn đến kháng insulin là nạp quá nhiều đường (glucose) hoặc fructose nồng độ cao

Một số triệu chứng phổ biến của sự kháng insulin bao gồm:

  • Mệt mỏi kéo dài
  • Tăng cường sự thèm ăn
  • Tăng cân, đặc biệt là ở vùng bụng
  • Khó giảm cân
  • Huyết áp cao
  • Nồng độ đường trong máu cao
  • Vùng da sạm màu (acanthosis nigricans)

*Có trường hợp ốm mà vẫn bị tiểu đường tuýp 2. Tuy chưa có câu trả lời chính xác nhưng bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 ai cũng có mỡ nội tạng ở tuỵ, vậy có khả năng tích mỡ nội tạng ở tuỵ là một nguyên nhân.

Ngoài những dấu hiệu trên, sự kháng insulin có thể được chẩn đoán thông qua việc kết hợp lịch sử bệnh, kiểm tra cơ thể và xét nghiệm máu.

Các xét nghiệm này có thể bao gồm đo đường huyết sau thời gian nhanh, xét nghiệm dung nạp đường glucose và đo nồng độ insulin.

Tác động của sự kháng insulin đến sức khỏe

Sự kháng insulin thường phát triển một cách im lặng và không gây ra triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi tình trạng tiến triển, một số triệu chứng và dấu hiệu thông thường có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Tăng cân và khó giảm cân: Sự kháng insulin làm tăng tiết insulin, điều này ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể và dẫn đến tăng cân.
  • Gan nhiễm mỡ: Nếu đi siêu âm, BS nói bạn bị gan nhiễm mỡ thì bạn chớ có xem thường. Bạn đã bị kháng insulin nhưng không có vấn đề to tát do tuỵ tiếp tục tăng tiết insulin để giữ đường huyết ở mức bình thường. Nhưng để lâu thì….
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Sự kháng insulin có thể liên quan đến tăng huyết áp, tăng triglyceride và giảm cholesterol HDL, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Tiểu đường tuýp 2: Trong 3 trường hợp trên, đường huyết vẫn nằm trong ngưỡng bình thường, bởi tuỵ tăng tiết insulin để giữ đường trong máu ổn định. Và từ lúc bắt đầu kháng insulin đến hơn 10 năm mới vỡ trận đường huyết, phát bệnh tiểu đường tuýp 2, hãy nhớ kỹ điều này.

Cách điều trị & phòng ngừa kháng insulin

Để điều trị sự kháng insulin, một phương pháp quan trọng là thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Việc giảm tiêu thụ carbohydrate tinh bột, đường và chất béo không lành mạnh, cùng với việc tăng cường hoạt động thể chất, có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin.

Một số giải pháp có thể cân nhắc như:

  1. Thực đơn lành mạnh: Tập trung vào các loại thực phẩm nguyên chất, không qua chế biến, bao gồm protein chất lượng, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế tiêu thụ đồ ăn chứa đường và chất béo cao.
  2. Thực hiện hoạt động thể chất đều đặn: Mục tiêu là ít nhất 150 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi tuần. Bao gồm cả tập thể dục tăng cường sức khỏe để cải thiện độ nhạy insulin.
  3. Duy trì cân nặng lành mạnh: Giảm cân thừa, đặc biệt là mỡ bụng, có thể cải thiện độ nhạy insulin đáng kể.
  4. Giám sát mức đường huyết: Theo dõi đều đặn mức đường huyết và hợp tác chặt chẽ với chuyên gia y tế để quản lý bất kỳ bất thường nào.

Tuy nhiên, nhiêu đó chỉ là lý thuyết suông và nếu không có kinh nghiệm và sự hướng dẫn của người từng trải thì Hiệp nghĩ rất khó thực hiện. Hãy nhắn tin cho Hiệp nếu cần thông tin hỗ trợ nhé.

Hoặc có thể tham khảo phần tác dụng của nhịn ăn gián đoạn tại bài viết Nhịn Ăn Gián Đoạn Là Gì? Có Giảm Cân & Cải Thiện Tiểu Đường Hiệu Quả.

Trong bài viết này có các bài viết khoa học về cải thiện tiểu đường nhờ nhịn ăn gián đoạn luôn, tuy nhiên cần có người kinh nghiệm hỗ trợ vì có một số lưu ý và chống chỉ định.

Câu hỏi thường gặp (FAQ) về kháng insulin

Q: Các biến chứng lâu dài của sự kháng insulin là gì?

A: Sự kháng insulin, nếu không được quản lý, có thể tăng nguy cơ phát triển các biến chứng sức khỏe, bao gồm tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, cao huyết áp và bệnh gan béo không do rượu.

Q: Sự kháng insulin là một tình trạng có thể đảo ngược được không?

A: Đúng, sự kháng insulin có thể đảo ngược với quản lý và thay đổi lối sống đúng. Bằng cách giải quyết các nguyên nhân cơ bản và áp dụng một lối sống lành mạnh, người bệnh có thể cải thiện độ nhạy insulin của mình và giảm nguy cơ các biến chứng.

Q: Sự kháng insulin có thể được ngăn ngừa không?

A: Trong khi một số yếu tố, như di truyền, không thể thay đổi, áp dụng một lối sống lành mạnh có thể giảm nguy cơ phát triển sự kháng insulin. Duy trì một chế độ ăn cân bằng, vận động thường xuyên và quản lý mức căng thẳng là các biện pháp phòng ngừa quan trọng.

Q: Có cách tự nhiên nào để điều trị sự kháng insulin không?

A: Dĩ nhiên là có rồi. Khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên.

Q: Can insulin resistance affect children?

A: Có, tình trạng kháng insulin có thể ảnh hưởng đến trẻ em, đặc biệt là những trẻ thừa cân hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.

Kết luận

Kháng insulin hoàn toàn có thể phòng ngừa vào đảo ngược nếu biết cách.

Nếu anh chị đang bị tiểu đường thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự tiện làm gì nhé.

Nếu có bất kỳ câu hỏi gì thì cứ inbox Hiệp nhé, Hiệp giúp được gì thì giúp thôi 🙂

Bình luận

By Lê Công Hiệp

kết nối

Nhận ngay mỗi khi có một nội dung sâu sắc

Nhận miễn phí