Nấm candida là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Anh chị có thể thay đổi font chữ cho dễ xem nhé!

Nấm Candida có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe nếu không được kiểm soát kịp thời. No là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khoẻ mà dường như ta chẳng thấy liên hệ gì. Trong bài viết này, có lẽ phần quan trọng nhất là những triệu chứng, làm sao để biết mình đang nhiễm nấm candida cùng cách tẩy nấm nhiễm nấm candida.

Nấm candida là gì

1. Nấm candida là gì

Nấm Candida là một loại nấm sống trong cơ thể con người và tồn tại tự nhiên ở vùng miệng, hệ tiêu hóa và hệ sinh dục nhưng cũng có ở da mà màng nhầy khác.

Có nhiều loại nấm Candida, nhưng ba loại phổ biến nhất là Candida albicans, Candida glabrata và Candida krusei.

Thông thường, nó tồn tại một cách hòa hợp với các vi sinh vật khác trong cơ thể của anh chị. Rắc rối bắt đầu khi có sự gia tăng quá mức, dẫn đến một tình trạng được gọi là nhiễm nấm, gây ra một loạt vấn đề về sức khỏe.

2. Nguyên nhân gây ra nấm candida

Sử dụng kháng sinh

Kháng sinh có thể làm giảm vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm.

Bạn cũng biết là nhiều khi, kháng sinh vào cơ thể không phân biệt ai là bạn, đâu là thù mà.

Hệ miễn dịch yếu

Người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ cao hơn bị nấm Candida phát triển nhanh chóng và gây nhiễm trùng.

Sử dụng thuốc

  1. Thuốc ngừa thai: Không như kháng sinh, bản thân thuốc ngừa thai không trực tiếp gây ra nấm candida nhưng nếu ăn nhiều đường bột tinh chế và dùng nhiều đợt kháng sinh thì thuốc người thai có thể ảnh hưởng xấu, gây nhiễm nấm.
  2. Thuốc hen suyễn: Bệnh nhân điều trị hen suyễn bằng thuốc hít corticosteroid có nguy cơ nhiễm nấm trong miệng, cần tuân thủ hướng dẫn súc miệng sau mỗi lần sử dụng

Chế độ ăn nhiều đường

Không chỉ nấm candida mà tất cả các loại vi khuẩn đều cần đường để tạo năng lượng. Cho nên thẻ trạng yếu mà còn tiêu thụ đường nhiều, chẳng những béo phì mà nguy cơ nhiễm nấm candida cũng cao hơn người khác.

3. Triệu chứng và tác hại của nấm candida

Khi nấm phát triển quá mức, có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, nếu có một hoặc vài triệu chứng dưới đây, có thể anh chị đã nhiễm nấm mất rồi:

Triệu chứng khi bị nhiễm nấm candida
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Miệng khô lưỡi trắng
  • Đầy bụng, khó tiêu, hay đánh hơi
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
  • Đau bụng không lý do
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Loét trong miệng hoặc dạ dày
  • Dị ứng
  • Nhạy cảm với đồ ăn
  • Nghiện đồ ngọt
  • Tim đập nhanh, huyết áp thấp
  • Tuyến giáp không ổn định
  • Mạch đập không ổn định
  • Khó thụ thai
  • Nấm ở bộ phân sinh dục
  • Hành kinh không đều
  • Hay viêm tiết niệu
  • Lãnh cảm
  • Thiếu sắt
  • Nội tiết tố bất thường
  • Trẻ em bị loét khi mặc tả
  • Mụn, ngứa hoặc dị ứng da
  • Da khô
  • Hay bị nấm ở ngón tay, chân và ngón chân
  • Da bị ứ nước
  • Ngứa bộ phận sinh dục
  • Hay đuối sức, cơ thể hay bị lạnh, run rẩy
  • Bệnh hen, viêm mũi dị ứng
  • Quầng mắt sưng, ngứa hoặc nóng ở mắt
  • Hệ hô hấp hay bị viêm nhiễm
  • Đau họng mạn tính
  • Rụng tóc
  • Béo hoặc gầy quá
  • Tiểu đường
  • Đau khớp và cơ, tê chân tay
  • Già trước tuổi
  • Xu hướng chán đời, tiêu cực
  • Tâm lý không ổn định
  • Luôn lo lắng, hồi hộp
  • Đầu óc hay mụ mị
  • Khó tập trung
  • Hay đau đầu
  • Tâm lý thay đổi đột ngột
  • Tự kỷ

4. Mối liên hệ giữa nấm candida và ung thư

Nấm Candida không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy yếu hoặc môi trường cơ thể thay đổi, Candida có thể phát triển quá mức và gây ra nhiễm trùng, được gọi là nhiễm trùng Candida hoặc viêm nhiễm do Candida.

Nấm Candida có thể sản xuất một số độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt khi nấm phát triển quá mức và gây nhiễm trùng. Các độc tố này bao gồm:

  1. Acetaldehyde: Đây là một hợp chất hữu cơ có thể được sản xuất khi Candida phân hủy đường trong quá trình sinh trưởng. Acetaldehyde là một chất gây ung thư có khả năng gây hại cho DNA, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vòm họng và miệng.
  2. Gliotoxin: Được coi là một trong những mycotoxin mạnh nhất mà Candida và một số loài nấm khác có thể sản xuất. Gliotoxin có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch bằng cách làm giảm hiệu quả của các tế bào bạch cầu và gây chết tế bào qua cơ chế apoptosis (ngăn chặn quá tế bào tự chết đi). Điều này có thể làm tăng khả năng phát triển và lan rộng của nhiễm trùng Candida. Ung thư cũng là khi tế bào không được chết đi như DNA đã lập trình mà cứ tăng sinh không kiểm soát.
  3. Candidalysin: Là một peptide độc lực được tạo ra bởi một số chủng Candida albicans. Candidalysin gây hại cho các màng tế bào của niêm mạc, từ đó kích hoạt phản ứng miễn dịch và gây viêm.

5. Phòng ngừa nấm candida như thế nào?

Để ngăn ngừa nấm, hãy tuân thủ các biện pháp sau:

  • Duy trì một chế độ ăn lành mạnh và cân đối.
  • Hạn chế sử dụng kháng sinh mà không có sự hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Bảo vệ hệ miễn dịch của bạn bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, Hiệp có trải nghiệm tẩy nấm candida bằng dầu dừa. Những gì thải ra thật khủng khiếp, mùi mắm tôm luôn á. Nhưng sau khi thải xong tuổi sinh học lập tức giảm đi 1 tuổi, anh chị có thể xem thêm hành trình tẩy nấm candida bằng đầu dừa của Hiệp bên dưới.

Cách phòng ngừa nấm candida

6. Cách điều trị nấm candida

Điều trị bằng thuốc

  1. Thuốc Kháng Nấm: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng nấm để tiêu diệt nấm.
  2. Kem Chống Ngứa: Sử dụng kem chống ngứa để giảm triệu chứng ngứa và đỏ.

Điều trị bằng thay đổi lối sống

  1. Thay Đổi Chế Độ Ăn: Hạn chế đường và thức ăn có nhiều carbohydrate có thể giúp kiểm soát sự phát triển của nấm.
  2. Hạn Chế Sử Dụng Kháng Sinh: Tránh sử dụng kháng sinh không cần thiết.

Điều trị bằng các biện pháp tự nhiên

Sử Dụng Dầu Oregano: Dầu oregano có tính kháng khuẩn và kháng nấm, có thể giúp kiểm soát nấm.

7. Câu hỏi thường gặp về nấm candida

Câu hỏi thường gặp về nấm candida

Nấm Candida có thể tự điều trị được không?

Không nên tự điều trị. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Làm thế nào để phòng ngừa nhiễm trùng nấm Candida ở miệng?

Để phòng ngừa nhiễm trùng nấm ở miệng, hạn chế tiêu thụ đường và duy trì vệ sinh miệng hàng ngày.

Nấm candida có bị lây không?

Nấm Candida không thường lây truyền từ người này sang người khác như một số bệnh truyền nhiễm khác như cảm cúm hoặc bệnh lậu. Tuy nhiên, nấm có thể được chuyển từ người này sang người khác trong một số trường hợp cụ thể.

Nấm Candida có thể được truyền qua tiếp xúc giữa các cá nhân, thường thông qua tiếp xúc giữa các bề mặt da hoặc qua quan hệ tình dục. Để ngăn ngừa lây truyền, quan trọng để duy trì vệ sinh cá nhân tốt, không sử dụng chung vật dụng cá nhân, và tôn trọng các biện pháp bảo vệ khi có quan hệ tình dục.

Nấm Candida có liên quan đến bệnh tiểu đường không?

Nấm Candida không gây ra bệnh tiểu đường, nhưng có thể gây ra các triệu chứng tương tự, như tăng đường huyết.

Thuốc kháng nấm có tác dụng nhanh chóng không?

Thuốc kháng nấm thường có tác dụng nhanh chóng, giúp giảm triệu chứng nhanh hơn. Tuy nhiên thuốc chỉ là bề nổi của tảng băng.

Tôi có thể sử dụng các biện pháp tự nhiên để điều trị nấm Candida không?

Các biện pháp tự nhiên có thể giúp kiểm soát nấm Candida, nhưng nên thảo luận với bác sĩ trước khi áp dụng nếu bạn đã bị nhiễm nặng. Còn nếu anh chị muốn thử tẩy nấm candida bằng dầu dừa thì Hiệp đã làm và có bài chia sẻ ở phần “Phòng ngừa nấm candida”

Bình luận

By Lê Công Hiệp

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

kết nối

Nhận ngay mỗi khi có một nội dung sâu sắc

Nhận miễn phí
zalo-icon
facebook-icon