Ít ai để ý màu sắc bất thường ở lưỡi lắm, đa số mọi người cảm thấy bất thường và lo lắng khi bệnh đã tiến triển nặng. Bởi vì lúc đó bắt đầu đau, bắt đầu khó chịu…
Nếu như chúng ta để ý chi tiết nhỏ này ở lưỡi thì ít nhất mình nhận thức được cơ thể đang có nguy cơ, mình có thể tìm giải pháp cải thiện hoặc đi bác sĩ khám.
Lưu ý rằng chẩn đoán trực quan không phải lúc nào cũng cho kết quả chính xác 100%. Lưỡi có thể bị tổn thương bởi các loại thức ăn, các vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào lưỡi gây kích ứng tạm thời, khiến bạn nhầm lẫn với nhiều tình trạng tổn thương nội tạng.
Tuy nhiên thà hiểu lầm còn hơn bỏ sót, nhất là lưỡi xám nhợt nhạt, Thuý có đề cập ở dưới.
À nếu bạn đang dùng mobile thì ở giữa màn hình bên phải có nút , hãy bấm vào và lướt nhanh đến phần bạn muốn xem!
Lưu ý, để tránh nhầm lẫn thì bạn nên:
- Tiến hành kiểm tra dưới ánh sáng tự nhiên, sáng chưa đánh răng càng tốt
- Không nên kéo căng lưỡi quá mức vì sẽ ảnh hưởng kết quả
- Nên tiến hành quan sát lưỡi một giờ trước hoặc sau khi uống thuốc, ăn uống hoặc hút thuốc lá vì màu sắc lớp mảng bám trên lưỡi có thể thay đổi khi tiếp xúc với các tác nhân này.
Màu sắc ở lưỡi có thể xuất hiện ở 2 vị trị là bản thân lưỡi và phần bựa lưỡi (các mảng bám trên lưỡi). Tuy nhiên, màu sắc của 2 vị trí này thể hiện bệnh khá giống nhau nên Thuý tổng hợp lại theo màu sắc để mọi người dễ hình dung nha.
Bài viết này Thuý cũng sẽ cố gắng đưa ra các giải pháp đơn giản để cải thiện, thường là thay đổi một chút về thói quen, lối sống. Nếu như bệnh đã tiến triển nặng thì mọi người hãy đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
1. Lưỡi có màu trắng hoặc lớp mảng bám trên lưỡi màu trắng dáy
Khi bị cảm cúm, lưỡi của bạn cũng sẽ màu trắng. Hết cúm thì hết thôi ạ, không cần lo lắng quá nhé!
Nếu tình trạng này kéo dài lâu thì có thể bạn đang bị nhiễm nấm, đặc biệt là nấm candida. Trường hợp này bạn nên vệ sinh lưỡng thường xuyên và thử cách tẩy nấm candida này của mình nha.
Dĩ nhiên nếu bạn thấy quá nặng rồi thì nên đi bác sĩ để trị bằng thuốc diệt nấm đặc trị.
2. Lưỡi tái, trông nhợt nhạt
Do huyết quản dưới niêm mạc lưỡi thiếu ôxy trầm trọng hoặc tuần hoàn máu bị trở ngại, thường gặp ở người viêm nhánh khí quản mạn tính, bệnh ở phổi, suy tim, xơ gan… Lưỡi tím ngắt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa và bệnh đường ruột, dạ dày.
Nói chung thì thấy lưỡi tím tái thì đi khám tổng quát cho chắc ăn.
Ngoài ra lưỡi tái thể hiện bạn đang bị thiếu vitamin và những chất dinh dưỡng. Người có lưỡi màu này thường có vấn đề ở hệ tiêu hoá, đặc biết là ở dạ dày hoặc gan. Không còn cách nào khác là phải cải thiện chế độ ăn uống, thải độc thôi. Bạn có thể tham khảo chi tiết bên dưới.
[sociallocker id=”19897″]
Ngoài ra mọi người có thể thử phương pháp thải độc đại tràng để thải bớt độc tố trong cơ thể. Thuý biết bạn có thể nghe đâu đó về phương pháp này nhưng hãy nghe những giải thích cặn kẽ và bằng chứng thực tế của Thuý.
Phương pháp này cải thiện hệ tiêu hoá rất tốt, vừa loại bỏ những độc tố trong đại tràng vừa giảm gánh nặng thải độc cho gan. Tại sao lại như vậy?
Vì nó giúp bạn loại bỏ nguồn độc tố “nguồn độc tố” lớn nhất trong cơ thể, phần này sẽ hơi dài mà không thuộc về phạm trù “lưỡi” nên bạn có thể xem giải thích chi tiết tại phần Thải Độc Qua Phân này của Thuý.
[/sociallocker]
3. Lưỡi có màu đỏ tươi hoặc đỏ sậm
Lưỡi màu đỏ xảy ra khá thường xuyên và có nhiều dạng khác nhau. Nếu:
- Chất lưỡi quá đỏ hoặc đầu lưỡi đỏ: Do viêm, có thể nung mủ, ấn vào sẽ đau. Thường thấy ở bệnh nhân sốt cao vài ngày, nếu sốt không giảm, chất lưỡi từ đỏ chuyển sang đỏ thẫm, trạng thái tinh thần bệnh nhân không yên thì cần đề phòng chứng bại huyết.
- Hai bên cạnh lưỡi đỏ: Thường thấy ở bệnh nhân cao huyết áp, cường giáp hoặc đang sốt.
4. Lưỡi có màu xanh dương kỳ lạ
Có thể bạn đang mắc các bệnh liên quan đến thận. Mọi người đừng coi thường nhé, viêm thận để lâu dần sẽ dẫn đến suy thận. Thận đã suy rồi là xong, đâu phải ai cũng đủ tài chính để đi thay thận, mà cũng đâu dễ tìm thận phù hợp.
Ai trải nghiệm rồi mới biết nó cực cỡ nào, Thuý hiểu vì người nhà Thuý cũng bị. Mỗi 2 3 ngày phải lên bệnh viện “chạy thận” (nôm na thận mất chức năng lọc máu nên phải nhờ máy lọc dùm thôi) cực biết bao nhiêu.
Rồi phải…kiêng uống nước vì thận không làm việc được nên bị phù nề. Bạn tưởng tượng như khát lắm, thèm nước lắm mà không được uống.
Như vậy người bị bệnh thận phải cho thận nghỉ ngơi mà hồi phục, bạn cần tránh:
- Đồ uống có gas, cồn, cafein và tuyệt đối đừng hút thuốc
- Kiêng chế độ thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa. Những thực phẩm này chứa nhiều protein khiến thận làm việc nhiệu, bạn để ý ngày bạn ăn thịt nhiều nước tiểu sẽ khai hơn và sậm màu hơn so với người chỉ ăn trái cây
- Các sản phẩm chứa chất ngọt nhân tạo và muối ăn
Vậy thì người thận yếu nên ăn gì? Có thể là ăn thô, eat clean, chế độ ăn nên chứa 85% từ thực vật, rau củ, trái cây hay ngũ cốc nguyên cám. Nếu cần thiết có thể inbox, Thuý sẽ gửi một vài gợi ý về chế độ ăn cho.
Tốt nhất hãy bổ sung bằng cách ăn nhiều trái cây hoặc từ ngũ cốc nguyên cám.
Nhắc tới ngũ cốc nguyên cám thì nhà Thuý có loại sữa hạt dinh dưỡng được làm từ các hạt ngũ cốc này. Thuý xay rất nhuyễn để có thể pha được dạng sữa uống, cả người lớn và trẻ con đều uống rất ngon miệng nè
Dành cho chị em phụ nữ hiện đại, sáng làm ly sữa là xong bữa sáng, vừa healthy mà vừa gọn eo nữa đó. Mọi người nếu thích có thể liên hệ để Thuý gửi thêm thông tin.
Tham khảo:
– Giải Đáp 8 Đắn Đo Cho Ai Chưa Dám Làm Thải Độc Cafe
– 8 thực phẩm người mắc bệnh thận cần kiêng
– Màu lưỡi tiết lộ nhiều điều về sức khỏe của bạn – Hello bác sĩ
– NHÌN LƯỠI ĐOÁN BỆNH: MÀU SẮC LƯỠI ĐOÁN ĐƯỢC NGUY CƠ BỆNH TẬT